TÌM HIỂU VỀ PHANH - THẮNG TỪ 1 BỐ CÓ TAY GẠT VÀ NHỮNG LƯU Ý BẠN CẦN BIẾT

 

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn đa nghe nhiều về phanh từ hay thắng từ ở những phương tiện vận chuyển, đi lại như ô tô, xe máy, thang máy, thang vận chuyển,... Phanh từ hay thắng từ sử dụng nguồn điện để hoạt động và có nhiệm vụ để dựng hoạt động của máy móc, loại bỏ quán tính quay của thiết bị. Phanh từ cũng có khá nhiều loại, trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn dòng phanh từ 1 bố có tay gạt là gì? Đặc điểm và ứng dụng của chúng ra sao nhé.

Đầu tiển chúng ta tìm hiểu một số thông tin chung về phanh- thắng từ :

1. Phanh từ - thắng từ là gì?

a) Phanh từ là gì?

Tùy theo mỗi vùng miền mà phanh từ có thể có tên gọi là thắng từ, phanh điện từ, thắng điện từ. Phanh từ của motor là một thiết bị điện dùng để giảm dần hay dừng tốc độ quay của động cơ 1 cách hiệu quả, an toàn và nhanh chóng.  phanh có thể được kết nối đồng thời với động cơ hoạt động hoặc riêng biệt để hoạt động độc lập với động cơ.

2 trường hợp thường được lắp thắng từ như sau: khi xảy ra sự cố hoặc yêu cầu dừng máy nhưng vẫn phải đảm bảo động cơ ở trong trạng thái hoạt động và trường hợp muốn loại bỏ quán tính quay khi tắt động cơ.

b) Cấu tạo của phanh từ

Có nhiều loại phanh thắng từ khác nhau nhưng cơ bản cấu tạo của thắng từ đều gồm 2 thành phần chính là:

– Nam châm điện: gồm các cuộn dây quấn quanh lõi kim loại và bao bọc bởi lớp vỏ kim loại chắc chắn. Nam châm điện sẽ được cố định trên động cơ hoặc ở các vị trí dọc trục quay máy. Khi được cấp điện, nam châm điện sẽ mở hoặc đóng để nhả bố giúp động cơ có thể hoạt động hoặc dừng lại.

– Phần ứng: là bộ phận dùng để kết nối trực tiếp phanh từ với trục quay của động cơ.

 

Cấu tạo của phanh từ

Lưu ý: 

– Giữa hai bộ phận trên luôn phải được cách biệt nhau một khoảng nhỏ hơn 1.5mm, thường được gọi là khoảng hở.

– Đối với lắp thắng từ đơn đĩa, phần ứng của thiết bị luôn được trang bị thêm một đĩa quay với chức năng chính là chịu tác động của lực ma sát và lực hút với nam châm điện.

2. Cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của phanh - thắng từ 1 bố có tay gạt

- Phanh từ 1 bố có thể lắp với motor điện, motor giảm tốc 1 pha 220v, 3 pha 220v/380v

- Cấu tạo: gồm 1 bố phanh nằm giữa 2 tấm thép, nam châm điện và tay gạt bằng thép lắp ở bên ngoài vỏ nam châm điện, tay gạt có thể tháo ra được.

- Để hoạt động, phanh từ sẽ cần có thêm 1 đi-ốt để chuyển điện áp AC 220v sang điện áp DC cho phanh từ để phanh từ có thể hoạt động.

- Ứng dụng : dùng cho các ứng dụng có tải nhẹ, tải trung như băng truyền thực phẩm, thiết bị đóng gói bao bì, đóng gói thực phẩm, đóng nắp chai,...

 

phanh - thắng từ 1 bố có tay gạt

 

phanh - thắng từ 1 bố có tay gạt

 

3. Nguyên lí hoạt động 

a) Trạng thái hoạt động 

Khi nam châm điện đang trong trạng thái hoạt động thì từ trường sẽ được sinh ra, nhằm tạo lực hút lên trên phần ứng, cụ thể nhất vẫn là đĩa quay.

Đĩa quay bị hút chặt vào phần nam châm điện, cùng với 1 lực ma sát lớn tạo ra giữa bề mặt của đĩa quay. Lúc này lớp vật liệu ma sát của nam châm điện góp phần làm giảm tốc và thực hiện dừng động cơ 1 cách nhanh nhất.

Điều kiện để thắng từ motor hoạt động là tại thời điểm đó phải có khoảng hở bằng không

b) Trạng thái không hoạt động

Khoảng hở duy trì sẽ xuất hiện khi nam châm ở trạng thái không hoạt động. Còn phần ứng và phần trục motor thì quay bình thường.

Về cơ chế hồi, lò xo là chủ đạo ở trên phần ứng, nó sẽ kéo đĩa quay về vị trí ban đầu, trước khi ngừng kết nối với thắng từ.

 

phanh - thắng từ 1 bố có tay gạt

 

4. So sánh phanh từ 1 bố có và không có tay gạt

Điểm khác nhau dễ dàng phân biệt là tay gạt có thể nhìn thấy ở bên ngoài. Thắng từ có tay gạt có ưu điểm hơn vì khi động cơ dừng ở vị trí không mong muốn, bạn có thể dùng tay gạt để nhả bố đễ dàng và quay động cơ từ từ đến vị trí mong muốn. Nhưng thắng từ không tay gạt không thể làm được điều đó và bắt buộc phải sửa chữa hoặc tháo thắng từ khỏi motor.

Với cấu tạo và những ưu điểm của tay gạt, thắng từ 1 bố chắc chắn là một thiết bị quan trọng và hữu ích cho ứng dụng cần dừng hoạt động ngay lập tức và không bị quay theo quán tính khi dừng động cơ an toàn.