PHANH TỪ VÀ LY HỢP PHANH TỪ CÓ ĐIỂM GÌ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU?
Để hãm và ngắt động cơ khi đang quay trong công nghiệp thường được ứng dụng các loại phanh từ công nghiệp. Trong đó phổ biến là dòng phanh từ và ly hợp phanh từ, chức năng như nhau đều là hãm động cơ điện an toàn, vậy chúng có điểm gì khác nhau không? Hãy cùng chúng tôi khám phá 2 dòng: phanh từ và ly hợp phanh từ trong bài viết này nhé.
1. Phanh từ
Phanh từ là một thiết bị điện dùng để giảm dần hay dừng tốc độ quay của động cơ 1 cách hiệu quả, an toàn và nhanh chóng. Phanh có thể được kết nối đồng thời với động cơ hoạt động hoặc riêng biệt để hoạt động độc lập với động cơ.
a) Cấu tạo
Có nhiều loại phanh từ khác nhau nhưng cơ bản cấu tạo của thắng từ đều gồm 2 thành phần chính là:
- Nam châm điện: gồm các cuộn dây quấn quanh lõi kim loại và bao bọc bởi lớp vỏ kim loại chắc chắn. Nam châm điện sẽ được cố định trên động cơ hoặc ở các vị trí dọc trục quay máy. Khi được cấp điện, nam châm điện sẽ mở hoặc đóng để nhả bố giúp động cơ có thể hoạt động hoặc dừng lại.
- Phần ứng: là bộ phận dùng để kết nối trực tiếp phanh từ với trục quay của động cơ.
- Giữa hai bộ phận trên luôn phải được cách biệt nhau một khoảng hở hơn 1.5mm.
Phanh từ khi hoạt động sẽ hãm trục cứng lại đồng thời động cơ sẽ phải dừng lại ngay lập tức, loại bỏ quán tính quay.
b) Nguyên lý hoạt động
Trạng thái hoạt động
- Khi nam châm điện đang trong trạng thái hoạt động thì từ trường sẽ được sinh ra, nhằm tạo lực hút lên trên phần ứng, cụ thể nhất vẫn là đĩa quay.
- Đĩa quay bị hút chặt vào phần nam châm điện, cùng với 1 lực ma sát lớn tạo ra giữa bề mặt của đĩa quay. Lúc này lớp vật liệu ma sát của nam châm điện góp phần làm giảm tốc và thực hiện dừng động cơ 1 cách nhanh nhất.
- Điều kiện để thắng từ motor hoạt động là tại thời điểm đó phải có khoảng hở bằng không
Trạng thái không hoạt động
- Khoảng hở duy trì sẽ xuất hiện khi nam châm ở trạng thái không hoạt động. Còn phần ứng và phần trục motor thì quay bình thường.
- Về cơ chế hồi, lò xo là chủ đạo ở trên phần ứng, nó sẽ kéo đĩa quay về vị trí ban đầu, trước khi ngừng kết nối với thắng từ.
c) Ứng dụng
- Ứng dụng tải nhẹ : băng truyền thực phẩm, thiết bị đóng gói bao bì, đóng gói thực phẩm, đóng nắp chai,...
- Ứng dụng tải nặng, có độ nghiêng, độ dốc cao yêu cầu độ hãm lớn và rất lớn như thang máy, trong công nghiệp như các băng tải, băng truyền khai thác đá, cẩu trục, máy tời,...
2. Ly hợp phanh từ
Ly hợp từ/ li hợp từ được hiểu là một thiết bị điện dùng để nối trục của động cơ (hay còn gọi là cốt) với bộ phận chuyển động của các máy móc. Tính năng của ly hợp từ là dùng để đóng và ngắt việc truyền momen xoắn giữa hai bộ phận này.
a) Cấu tạo
Ly hợp phanh từ nó gồm 2 bộ phận: Phanh từ - phanh trục và Ly hợp là tách 2 trục chuyển động với nhau ra .
Ly hợp phanh từ khi hoạt động nó sẽ thực hiện đồng thời 2 thao tác, phanh hãm trục và tách chuyển động giữa trục chuyển động và trục bị phanh lại mà trong khi động cơ vẫn chạy. Đây là điểm khác nhau cơ bản với phanh từ thường.
Bộ ly hợp từ cơ bản được tạo thành từ 3 thành chính và quan trọng nhất:
- Nam châm điện: được cấu tạo từ các cuộn coil.
- Rotor: phần quay trên ly hợp được gắn trực tiếp với trục của động cơ
- Phần ứng (Armature): kết nối với bộ truyền động của máy.
- Giữa rotor và phần ứng luôn có một khoảng hở với khoảng cách được duy trì từ 0,56mm đến 1,45mm.
b) Nguyên lý hoạt động
Khi cấp điện
- Nam châm điện hoạt động, từ trường được sinh ra và tạo lực hút mạnh tác động lên đĩa quay trên phần ứng.
- Lực ma sát giữa bề mặt rotor và đĩa quay kết hợp với lực từ trường làm đĩa quay dính chặt và kéo phần ứng quay theo chiều của rotor với cùng momen xoắn.
- Momen xoắn thông qua phần ứng được truyền tới bộ phận truyền động và máy móc chuyển sang trạng thái hoạt động bình thường.
- Khoảng hở lúc này bằng 0.
Khi ngắt điện
-Nam châm điện không hoạt động
- Phần ứng không quay do khoảng hở được duy trì
- Bộ phận truyền động của máy ở trạng thái đứng yên và không hoạt động, mặc cho roto của ly hợp đang quay liên tục
- Khi chuyển từ trang thái hoạt động sang ngừng hoạt động, phần ứng được trang bị cơ chế hồi (thường là sử dụng lò xo) giúp kéo đĩa quay về vị trí ban đầu.
c) Ứng dụng
- Ứng dụng trong các loại máy quấn dây.
- Đặc biệt được sử dụng trong các cấu trúc động cơ và máy móc, hệ thống điều hòa không khí, máy lạnh trên các phương tiện giao thông.
- Ứng dụng vào thiết bị băng tải, băng chuyền động cơ.