PHÂN BIỆT TỤ ĐỀ VÀ TỤ NGẬM NHANH VÀ CHÍNH XÁC

 

Chắc hẳn bạn đã từng bị nhầm lẫn giữa tụ đề và tụ ngậm, vì hình dạng của chúng khá giống nhau và rất dễ nhầm nếu chỉ nhìn thoáng qua mà không quan sát kĩ. Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra cách phân biệt nhanh chóng giữa 2 loại tụ điện : tụ đềtụ ngậm nhanh và dễ nhớ nhất.

Trước hết, tụ điện được biết đến là một trong những linh kiện quan trọng và không thể thiếu của các thiết bị điện tử như máy lạnh, tủ lạnh, máy bơm,... Tụ điện được gắn với thiết bị điện tử được kết nối với các đầu dây ra của motor. 

Tụ điện trong tiếng Anh là “capacitor”, được rút gọn là "capa" để gọi tên các loại tụ điện như capa đề - tụ đề, capa ngậm - tụ ngậm, tên gọi ngắn và dễ nhớ hơn. Khi tụ bị hư hỏng, bạn muốn sửa chữa thì phải xác định 2 yếu tố sau:

•  Cần biết nó là tụ đề hay tụ ngậm.

•  Biết được giá trị năng lượng mà tụ hoạt động.

Vì việc lựa chọn sai tụ có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ mạch điện, nguy hiểm hơn là nó sẽ gây hỏng thiết bị ngay lập tức khi bạn lắp tụ vào và vận hành. Hãy theo dõi nội dung bên dưới để có thể phân biệt tụ đề và tụ ngậm nhé.

1. Tụ đề - Capa đề

Tụ đề  thông thường là tụ không phân cực, có nhiệm vụ tăng momen khởi động cho motor trong một khoảng thời gian ngắn, đồng thời cho motor có khả năng dừng và chạy một cách nhanh chóng.

- Nguyên lý hoạt động : Để khởi động động cơ, tụ đề sẽ làm lệch pha dòng điện đặt vào cuộn đề. Điều này giúp cho motor đủ momen để tăng tốc độ lên đến 75% của tốc độ tối đa. Sau đó, khi đạt đến số vòng quay tối đa tụ sẽ được ngắt ra bởi một công tắc ly tâm.

- Giá trị điện dung : từ 25 ~ 30uF (microfaras) khi làm việc ở 220V, điện dung >= 70uF sẽ có 4 mức điện áp làm việc là: 125V, 165V, 250V và 330V. 

tụ đề - capa đề

Vì vậy khi bạn cần thay thế tụ đề, cần chú ý và tính toán chính xác giá trị điện dung và điện áp của tụ : điện áp tụ thay thế có thể cao, giá trị điện dung phải gần bằng với tụ ban đầu.

2. Tụ ngậm - Capa ngậm

Tụ ngậm thường được chế tạo chính bằng vật liệu phim polypropylene và là tụ không phân cực. Tụ được thiết kế để làm việc liên tục trong suốt quá trình hoạt động của motor. Tụ điện có chức năng đảm bảo ổn định nguồn điện trong suốt thời gian làm việc của motor.

- Nguyên lý hoạt động : Tụ ngậm thường được sử dụng cho động cơ điện 1 pha, nhiệm vụ chính là làm lệch pha điện áp đặt ở cuộn dây thứ hai. 

- Giá trị điện dung:  thay đổi từ 1.5 ~ 100uF (microfarads). Điện áp làm việc trong khoảng từ 370V đến 440V.

tụ ngậm -capa ngậm

Khi bạn thay thế tụ ngậm, cần chọn tụ thay thế có điện áp cao hơn hoặc bằng tụ ban đầu và giá trị điện dung cũng phải gần bằng với tụ ban đầu. Vì khi các trị số không thích hợp sẽ khiến cho motor chạy mau nóng, gây ồn, giảm độ bền, tuổi thọ, tiêu thụ nhiều điện năng hơn và nghiệm trọng là dẫn đến hỏng motor.

3. Một số quy ước về cách đọc các trị số trên tụ đề và tụ ngậm

•  333K – 100V : điện dung của tụ là C = 33 x 103 pF = 33 nF, điện áp để đánh thủng là Umax = 100V. Còn chữ “K” trên tụ biểu thị sai số của tụ (+/- 10%).

•  0.022 K – 100V : điện dung của tụ là C = 0.022 µF = 22 nF, K là sai số +/- 10%. Còn điện áp để đánh thủng Umax = 100V

•  104J – tức là, điện dung của tụ là C = 10 x 104 pF = 100 nF. Còn chữ “j” (có lúc là “J”) trên tụ chỉ sai số điện dung là +/- 5%

•  2A104j – tức là, điện dung của tụ là C = 10 x 104 pF = 100 nF. Còn sai số điện dung j là +/- 5%, và chữ 2A trên tụ chỉ điện áp Umax = 100V.

 

Một số lưu ý quan trọng:

- Khi vượt qua gia trị điện áp cực đại Umax, tụ sẽ bị nổ.

- Khi lắp tụ vào trong một mạch điện có điện áp là U thì nên lắp tụ điện có giá trị điện áp Umax cao gấp khoảng 1,4 lần.Ví dụ: mạch 12V phải lắp tụ 16V, mạch 24V phải lắp tụ 35V,...

Trong bài viết chúng tôi đã chia sẻ đến bạn cách phân biệt tụ đề và tụ ngậm và một số lưu ý quan trọng liên quan. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn khi chọn và thay thế tụ đề, tụ ngậm hiệu quả.