Hiện nay có rất nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp sử dụng dòng điện điện 1 pha nhưng các thiết bị, động cơ hầu hết là 3 pha. Bạn đã nghe rất nhiều về phương pháp đấu điện động cơ 3 pha thành 1 pha nhưng chưa biết về ưu nhược điểm của phương pháp này đúng không? 

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn thực hiện thành công cách đấu điện và tránh các rủ ro do đấu điện sai cách.

Trong thực tế, động cơ 3 pha có thể hoạt động dưới điện lưới 1 pha như động cơ 1 pha khi dùng tụ điện và có thể đạt tới 80% công suất định mức. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên áp dụng cho động cơ 3 pha với công suất dưới 2kW để cho hiệu quả tốt nhất. 

động cơ 3 pha

Lưu ý khi đấu điện chuyển đổi cuộn dây 3 pha thành 1 pha bạn cần lựa chọn sơ đồ và tính toán chính xác giá trị tụ điện thích hợp.

Trước tiên bạn cần tuân thủ 3 nguyên tắc sau:

- Điện áp định mức trên cuộn dây không đổi

- Phải đảm bảo 1 trong 2 cuộn dây pha thành cuộn làm việc còn 1 cuộn còn lại là cuộn khởi động

- Trị số tụ điện phù hợp và đảm bảo rằng góc lệch pha giữa dòng điện cuộn làm việc và khởi động phải đạt tới 900.

Theo nguyên tắc trên bạn sẽ chọn 1 trong 4 sơ đồ sau đây để đấu điện chuyển đổi 3 pha thành 1 pha:

- Sơ đồ hình 1 và hình 3 áp dụng cho trường hợp điện áp lưới UL= UphaĐC

- Sơ đồ hình 1 và hình 3 áp dụng cho trường hợp điện áp lưới UL= UdâyĐC

Ví dụ: một động cơ 3 pha có nhãn điệu D/Y – 220/380v

  • Nếu như điện áp nguồn cung cấp cho động cơ là 220V thì sau khi đấu thành 1 pha ta sẽ chọn sơ đồ hình 1 và hình 3.
  • Nếu như nguồn cung cấp cho động cơ là 380V thì sau khi đấu thành 1 pha, ta sẽ chọn sơ đồ hình 2 và hình 4.
sơ đồ nguyên lí đấu 3 pha thành 1 pha
Sơ đồ nguyên lí đấu dây 3 pha thành 1 pha

Bạn có thể tham khảo thêm video trực tiếp hướng dẫn đảo chiều, đấu điện động cơ 3 pha thành 1 pha bên dưới nhé:

Tính chọn trị số tụ điện làm việc (tụ ngâm) và tụ khởi động theo công thức

Bước 1: tính điện dung tụ điện làm việc

CLV= k. ( Ipha / UL)   (đơn vị :mF milifarads)

Trong đó:

  • Ipha chính là dòng điện định mức của động cơ
  • UL: điện áp nguồn 1 pha mà động cơ sẽ hoạt động khi đấu 1 pha
  • k là hệ số tính toán phụ thuộc vào từng sơ đồ đấu dây cụ thể:
    • Sơ đồ hình 1: k=4800
    • Sơ đồ hình 2: k=2800
    • Sơ đồ hình 3: k=1600
    • Sơ đồ hình 4: k=2740

Bước 2: tính điện áp tụ điện làm việc UC> 1.5 UL

Bước 3: tính điện dung tụ điện khởi động

C = (2-3)CLV 

Tính trị số tụ điện theo kinh nghiệm

Với những động cơ chạy lưới 220V thì cứ 1kV thì lại có CLV= 65 mF

Ví dụ: động cơ 3 pha 220/380V, 0.6kW đấu lại chạy 1 pha 220V thì phải sử dụng tụ điện có điện dung:

CLV = 70×0.6 = 39mF

Ckđ = (2-3)CLV = (78-117)mF

Ví dụ: một động cơ 3 pha có công suất 1kW, điện áp 220/380V dòng điện 4.2/4.2 A. Hãy đấu lại để sử dụng ở mạng  pha 220V.

Giải:

  • Theo như kinh nghiệm:

CLV = 65 mF

Ckđ = (2-3)CLV = (130-195) mF

Hai tụ này là tụ dầu có Uc > 380V

  • Theo công thức ta chọn sơ đồ:

                  Với hình 1:                                                                                 Với hình 3:

 

Phương pháp này khá phổ biến và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống thực tế, trong gia đình hoặc các công ty, nhà máy nhỏ hoặc được áp dụng trong các motor 3 pha cũ. Nhược điểm khi đấu lại đây sẽ làm giảm công suất, hiệu suất định mức của động cơ, vì vậy khi khi bạn muốn có công suất 2kw thì nên lựa chọn động cơ 3 pha trên 2kw. Phương pháp này tốn ít chi phí hơn nhiều khi bạn kéo điện 3 pha về sử dụng hoặc chi phí mua biến tần riêng để kết nối. Hoặc trong những trường hợp bất khả kháng bạn chỉ có thể lựa chọn phương pháp này, qua bài viết Đại Kinh Bắc chúng tôi mong bạn sẽ thực hiện thành công đấu điện 3 pah thành 1 pha.