5 DẠNG HƯ HỎNG VÒNG BI ĐIỂN HÌNH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

 

1. Các vết lõm

Thông thường các vết lõm xuất hiện trênvòng bi khi lắp đặt sai hoặc do quá tải. Các vết lõm xuất hiện trên cả vòng trong và vòng ngoài của vòng bi và cách đều nhau một khoảng bằng khoảng cách giữa các con lăn (hoặc viên bi).

Nguyên nhân và cách khắc phục tương ứng:

Lực tác dụng quá lớn khi lắp Khi lắp nên sử dụng dụng cụ lắp đặt hợp lý. Trong trường hợp không có các dụng cụ này, khi lắp nên tác dụng lực đều lên cả 2 vòng của vòng bi
Lỗ côn bị lắp quá căng Khi lắp vòng bi lỗ côn, nên làm theo hướng dẫn cụ thể về lắp đặt vòng bi lỗ côn.
Phải chịu tải trọng tĩnh do bị rung động khi chưa hoạt động Ngăn ngừa các nguồn rung động tác dụng lên thiết bị khi thiết bị chưa hoạt động

2. Tróc bề mặt kim loại

Hiện tượng tróc bề mặt kim loại là khi xuất hiện các vết lăn in đậm trên vòng trong hoặc vòng ngoài của vòng bi thường do những nguyên nhân sau: Do tải trọng ban đầu quá lớn, do vòng bi bị bóp méo, oval, do lực ép dọc trục quá lớn, do vòng bi lắp lệch trục.

Vòng bi lỗ côn bị lắp quá căng Khi lắp vòng bi lỗ côn, nên làm theo hướng dẫn cụ thể về lắp đặt vòng bi lỗ côn
Vòng bi côn hoặc vòng bi đỡ chặn bị đặt dự ứng lực quá lớn

Điều chỉnh lại khe hở dọc trục và dự ứng lực theo yêu cầu

Trục hoặc ổ đỡ bị oval Kiểm tra lại độ oval của trục hoặc ổ đỡ. Lỗi này thường gặp đối với ổ đỡ 2 nửa.
Ổ đỡ đặt trên một bề mặt không phẳng, do đó trong quá trình siết Cần kiểm tra lại độ phẳng của mặt phẳng tiếp xúc với đế ổ đỡ

3. Nứt vỡ:

Có những dấu hiệu như các vết nứt hoặc mảnh vỡ thường xuất hiện ở một mặt của vòng trong hoặc vòng ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do đóng mạnh bằng búa trực tiếp vào vòng bi khi lắp ráp hoặc lắp vòng bi lỗ côn quá căng.

Do đóng mạnh bằng búa trực tiếp vào vòng bi khi lắp ráp Do đóng mạnh bằng búa trực tiếp vào vòng bi khi lắp ráp
Do lắp vòng bi lỗ côn quá căng Lắp theo đúng hướng dẫn lắp vòng bi lỗ côn. Kiểm tra dung sai lắp ghép

4. Bôi trơn

Không đủ chất bôi trơn hoặc bôi trơn không hiệu quả cũng là nguyên nhân dẫn đến việc vòng bi bị phá hủy. Vòng bi không đủ chất bôi trơn sẽ hỏng sau khoảng thời gian rất ngắn hoặc khi bôi trơn quá nhiều làm con lăn bị trượt.

Một dạng khác là bôi trơn kém, điều này là do quá nhiều chất bôi trơn

5. Rung sóc

Sự rung động của thiết bị là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự hỏng hóc của vòng bi. Việc căn chỉnh thiết bị khi lắp ráp và phân tích nguyên nhân rung động thiết bị là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng cần phải thực hiện để hạn chế sự hỏng hóc.

Qua đó một khi bạn thấy những dấu hiệu này, chứng tỏ vòng bi đang gặp vấn đề. Điều bạn cần làm lúc này là TẮT MÁY NGAY và thực hiện một vài bước kiểm tra trước khi quá muộn!